Suy niệm Chúa nhật Truyền giáo B

 


SUY NIỆM LỜI CHÚA KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO (20/10/2024)

(Is 60, 1-6; Cv 1, 3-8; Lc 24,13-35)

Hàng năm, vào ngày Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo, Giáo Hội lại nhắc nhở chúng ta về bổn phận Rao Giảng Tim Mừng, một sứ vụ đặc biệtcủamỗi người Công giáo, gắn liền với Bí tích Rửa tội, và kéo dài suốt cuộc đời dương thế của mình. Sứ vụ này được Chúa Giêsu, trước khi lên trời, đã long trọng trao cho các Tông Đồ, với một Giáo Hội đang khởi đầu.

Nhưng từ 800 năm trước công nguyên, đại tiên tri Isaia,nơi Bài đọc 1,với tầm nhìn của một ngôn sứ, đã đã tiên báo thật rõ nét về Đấng Cứu Thế, sẽ đến khai mở một triều đại mới, và bền vững với Giáo Hội của Ngài.Vinh quang Thiên Chúa và Vương quốc của Vua Giêsu sẽ là điểm đến và thu hút muôn dân tuôn về, được mô tả bằng những hình ảnh thật hoành tráng: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. Hãy đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi”.Vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, tiên tri Khác-gai đã phác họa sự phát triển của Đền thờ Thiên Chúa, và Giáo Hộitrong tương lai, Thánh Sy-ri-lô đã chú giải sách tiên tri Khác-gai như sau: Xưa chỉ có một đền thờ và chỉ ở Giêrusalem thôi.Trong đền thờ đó, một mình dân It-ra-en tiến dâng hy lễ. Nhưng sau khi Con Một Thiên Chúa làm người như chúng ta, thì từ đó, trái đất đầy dẫy những đền thánh, và có vô số kẻ thờ phượng, biết tôn vinh Thiên Chúa của muôn loài, bằng những hy lễ và hương thơm thiêng liêng. Tôi thiết nghĩ đó cũng là điều tiên tri Ma-la-ki, sống vào thế kỷ 5 trước công nguyên, đã tiên báo nhân danh Thiên Chúa. Như vậy, chúng ta thấy Giáo Hội đang phát triển hôm nay, đã được tiên báo từ ngàn xưa, qua lời các tiên tri, trong chương trình của Thiên Chúa. Chúng ta có vinh dự được mời gọi cộng tác vào sự chương trình thật cao cả và vĩ đại của Thiên Chúa.

Chúng ta tham gia vào sứ vụ tiên tri và sứ mạng truyền giáo như thế nào? Trước hết, đừng để mình bị chi phối quá nhiều vào chuyện trần gian, như trong Bài đọc 2, các tông đồ hỏi Chúa: “Có phải bây giờ là lúc Thầy khôi phục vương quốc Ít-ra-en không?”. Hãy dành cho Chúa vàcông việc của Chúa vị trí xứng hợp trong những ưu tư và chương trình sống của chúng ta. Hãy nghe Chúa dặn dò: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là CHỨNG NHÂN của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari, cho đến tận cùng trái đất”. Chứng nhân của Chúa là những người đã từng gặp Chúa, từng sống với Chúa, lắng nghe Chúa nói, để Chúa tác động, và mau mắn thực hành điều đã cảm nhận. Chúng ta không được diễm phúc như các Tông Đồ hay những người Do Thái sống cùng thời, và đã gặp gỡ Chúa Giêsu. Nhưng đến hôm nay, Chúa Giêsu Phục sinh vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình. Chúng ta vẫn có thể gặp Chúa trong Giáo Hội, qua các Bí tích, đặc biệt qua Lời của Ngài. Mỗi khi cầu nguyện với Lời Chúa, chúng ta hãy đọc đoạn Lời Chúa một cách chậm trãi và nhiều lần, hình dung khung cảnh Tin Mừng đang diễn ra trước mặt. Chúa đang ở đó và chúng ta cũng đang ở đó. Chúa đang nói trực tiếp với mỗi người. Hãy nghe Chúa hỏi và trả lời cho Chúa với cả niềm tin và lòng yêu mến. Rồi trong thinh lặng tận đáy tâm hồn, hãy chiêm ngắm khuôn mặt hiền hậu của Chúa, và để Chúa chiếm hữu và tác động con người của mình.

Cuối cùng, Chúng ta cùng hình dung lại câu chuyện trong Tin Mừng:Hai môn đệ đã thành tâm lắng nghe người lữ khách cùng đi và chia sẻ Kinh Thánh. Các ông dần hiểu, lòng các ông mở ra và nóng lên theo nhịp chân bước. Ở chặng cuối của hành trình, khi hai ông chợtnhận ra đây là Thầy mình, thì cũng là lúc Chúa biến đi, để lại một trải nghiệm thoáng thôi, nhưng tác động và thúc đẩy các ông quay lại Giêrusalem ngay lập tức, gặp lại các đồng môn, để tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng mà Chúa vừa trao. Lời Chúa là chính Chúa Giêsu, Ngài đang đợi chờ chúng ta như vậy, trên mọi nẻo đường đời của mỗi người Kitô hữu. Hãy cùng nhau lên đường và hành động./.


Mới hơn Cũ hơn