SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 16/TN
(Mc 6, 30-34)
Bối cảnh trong Tin Mừng cho thấy lòng thương cảm của Chúa Giêsu đối với đám người thiết tha gắn bó với Người. Họ mong tìm nơi Chúa sự nâng đỡ và cảm thông. Họ tìm kiếm và đón đầu Chúa và các Tông Đồ. Chúa cảm thương họ như đoàn chiên không người chăn dắt. Trước nhu cầu như thế, Chúa hy sinh thì giờ và sức khỏe để dạy dỗ họ nhiều điều.
Lòng thương cảm của Chúa Giêsu thì vẫn thế, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục chăm sóc đoàn chiên Chúa là Giáo Hội hôm nay. Qua Đức Giám Mục, Chúa đã sai các Linh mục, đặc biệt là Linh mục Chánh xứ, đến thay mặt Chúa chăm sóc giáo xứ.
Linh mục là ai?. Theo Tông huấn “ PASTORES DABO VOBIS”, nghĩa là “Thầy sẽ cho anh em vị Linh Mục”, của Thánh Giáo hoàng Gioan- Phaolô 2:Linh mục là những người đượcđào tạo để phục vụ và lãnh đạo Dân Chúa, trong vai trò củangười mục tử, sống với và sống vì đoàn chiên giữa trần thế, theogương mẫu Đức Kitô - “Người mục tử nhân lành” (Ga 10:11). Đóchính là lý do và lý tưởng của đời sống độc thân của các linhmục triều.Cũng như Người Mục Tử Nhân Lành, các mục tửđược kêu gọi để sống với đàn chiên, luôn đồng hành, không bỏđàn chiên lúc gặp nguy hiểm như những người làm thuê (x. Ga10:12), và khi cần, phải dám “hy sinh mạng sống mình cho đànchiên” (Ga 10:11.15).
Thực ra, chỉ một mình Đức Kitô - Người Mục Tử NhânLành - đã mang hết tội lỗi của nhân loại vào thân thể mà đưa lêncây thập giá, và nhờ những vết thương của Người, mà nhân loạiđã được chữa lành, để quy tụ những con chiên lạc. Tuy nhiên, linh mục là “người được chọn trong số người phàm, vàđược đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tươngquan với Thiên Chúa” (Do Thái 5:1), cũng được kêu gọi để tiếpnối vai trò và sứ mạng mục tử này của Đức Kitô. Bằng sự từkhước những quyền lợi tự nhiên và chính đáng của mình, linhmục tự nguyện hy sinh chết đi mỗi ngày, để cũng như Đức Kitô, làhạt lúa gieo vào lòng đất, không trơ trọi một mình, nhưng trở nênhạt mầm của ơn cứu độ sinh hoa kết trái (x. Ga 12:24), cho mộtnhân loại mới tiếp tục triển nở, và đạt đến chiều kích viên mãntrong công trình tái tạo của Thiên Chúa (x. 2 Cr 5:17; Gl 6:15).Thực vậy, “không có máu,thì không có hiến tế mang ơn cứuđộ” (Thư Do Thái 9:22). Khi hy sinh đời sống gia đình riêng tưcho Giáo Hội, là Nhiệm Thể và Hiền Thê của Đức Kitô, đời độcthân linh mục có thể được xem là một hiến tế liên lỉ, và ngườilinh mục có thể xác quyết, và hãnh diện lập lại điều ThánhPhaolô tuyên bố: “Tôi hoàn tất nơi thân xác tôi những gì cònthiếu nơi cuộc khổ hình của Đức Kitô” (Cl 1:24).
Trong cuộc sống và sinh hoạt của giáo xứ, theo Giáo luật điều 519, Cha xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ được trao phó cho ngài, và ngài thi hành trách nhiệm mục vụ đối với cộng đoàn được ủy thác cho ngài, dưới quyền Giám mục giáo phận, mà ngài được kêu gọi để chia sẻ thừa tác vụ của Đức Kitô, ngõ hầu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và lãnh đạo đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục và các phó tế khác, và với sự giúp đỡ của giáo dân, chiếu theo qui tắc của luật.
Để cộng tác với Cha xứ, giáo xứ chúng ta có 2 Cha phó, và với sự giúp đỡ của giáo dân, là Hội Đồng Giáo Xứ (HĐGX).
Chiều thứ hai, ngày 15.07 vừa qua, tại Nhà thờ Tuy Hòa, trong Lễ trọng kính Thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, Thánh tử đạo của giáo phận Qui Nhơn, cũng là Bổn mạng của các Chức việc. 84 chức việc của HĐGX mới, nhiệm kỳ 2024 – 2028, do Cha xứ tuyển chọn và bổ nhiệm, sau khi tham khảo với những người có liên quan, đã tuyên hứa và nhận sứ vụ, trước mặt Chúa là Mục Tử Nhân Lành, trước mặt cha xứ và cộng đoàn dân Chúa. HĐGX mới sẽ ra mắt toàn thể giáo dân trong những ngày tới, để mọi người nhận biết, chúc mừng và cộng tác. Đây là những người giáo dân nhiệt tâm, tự nguyện dấn thân phục vụ giáo xứ, trong vị trí chức việc, những cộng sự viên đắc lực của Cha xứ, trong việc điều hành giáo xứ.
HĐGX là ai?. Qui Chế về của giáo phận Qui Nhơn, dựa theo Giáo luật , điều 536, đã định nghĩa như sau: “ HĐGX là một tổ chức gồm những giáo dân ưu tuyển, có quyền tư vấn, tham gia trách nhiệm mục vụ, và điều hành giáo xứ dưới sự hướng dẫn của Cha xứ, theo các qui tắc do Giám Mục ấn định”. Khi bàn về nhiệm vụ của HĐGX, Qui Chế đã viết:
1.Đối với Cha xứ:
a.Cộng tác với Cha xứ trong việc điều hành giáo xứ;
b.Tìm hiểu và phân tích tình hình giáo xứ, nhất là về đời sống đức tin và phong hóa, trình bày với Cha xứ những ý kiến của giáo dân, để cùng với Cha xứ xác nhận những ưu tiên mục vụ, và đưa ra nnhững chương trình hoạt động cho giáo xứ.
2.Đối với giáo xứ:
a.Tích cực xây dựng giáo xứ trong tinh thần hiệp nhất, yêu thương, công bình và bác ái Kitô giáo.
b.Điều phối các chương ttrình, các sinh hoạt mục vụ của các giáo khu, giáo họ, và các đoàn thể hiện có trong giáo xứ.
c.Đôn đốc các tín hữu tham gia vào công việc chung, nhằm xây dựng giáo xứ.
d.Nhiệt tình hòa giải những bất đồng, tranh chấp nơi mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ.
Còn giáo dân là ai?:Là những người đang được cơ cấu này phục vụ, qua bí tích Rửa tội, đã được tháp nhập vào Chúa Giêsu Mục Tử, với ba chức năng Tư tế, Tiên tri và Vương đế. Chúng ta sẽ có dịp học hỏi và giải thích thêm. Là thành phần của giáo xứ, giáo dân có bổn phận tham gia và cộng tác tích vực với Cha xứ và HĐGX, theo vị trí và khả năng, trong việc giúp điều hành và xây dựng giáo xứ vững mạnh và phát triển, về chiều sâu tâm linh, cũng như sinh hoạt bên ngoài. Cũng giống như đoàn dân trong Tin Mừng, người giáo dân cũng phải có những khát khao và ước ao được Chúa Giêsu chăm sóc và hướng dẫn, qua vị mục tử và và HĐGX, mà Chúa đã gửi đến. Như thế, sứ điệp Tin Mừng hôm nay gợi lên một hình ảnh thiết thực và cụ thể cho giáo xứ Tuy Hòa của chúng ta, trên hành trình sống đạo và thăng tiến về mọi mặt.
Chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành, xin giúp giáo xứ chúng chúng con, có những mục tử như lòng Chúa ước mong, có một HĐGX nhiệt thành, và một đoàn dân Chúa hiệp nhất, yêu thương, tham gia tích cực vào sinh của giáo xứ. Amen.
Tags:
Suy niệm B